Tài khoản business zalo là gì? Cách đăng ký business zalo chi tiết

Các gói dành cho Business Zalo
233
Views

Zalo là một trong những ứng dụng OTP phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay, Theo Bộ Thông tin và Truyền thông thống kê cho thấy khoảng 73 triệu người dùng Zalo tại Việt Nam với khoảng 2 tỉ tin nhắn mỗi ngày trong năm 2022 và dự báo sẽ càng phát triển bùng nổ trong năm 2023. Thông tin Zalo chính thức thu phí người dùng từ ngày 1/8/2022 khiến nhiều người thắc mắc tài khoản business Zalo, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Tài khoản business Zalo là gì?

1.1. Zalo Business Account là gì?

Tài khoản Zalo Business được biết đến là những tài khoản cá nhân phát triển theo hướng thương mại, kinh doanh bán hàng online. Với Tài khoản Zalo Business, các doanh nghiệp có thể tạo hồ sơ, đăng cập nhật và tương tác với khách hàng. Nó cũng cung cấp dữ liệu phân tích để giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của họ. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể sử dụng Tài khoản Zalo Business để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của họ và quản lý các yêu cầu của khách hàng.

1.2. Gói cước áp dụng cho tài khoản Zalo Business là bao nhiêu?

Zalo Business hiện này đang cung cấp 3 gói để bạn lựa chọn bao gồm:

  • Elite: Mức phí là 55.000 đồng/ngày
  • Pro: Mức phí 5.500 đồng/ngày
  • Standard: Mức phí 2.800 đồng/ngày

Mỗi gói sẽ có những ưu đãi cũng như đặc quyền khác nhau. Bạn sử dụng gói càng cao thì sản phẩm của bạn sẽ đến được với tệp khách hàng rộng lớn hơn.

Các gói dành cho Business Zalo
Các gói dành cho Business Zalo

Xem thêm: Tìm hiểu phần mềm đọc số thành chữ VNTools

1.3. Sự khác biệt Zalo OA và Zalo Business

Zalo OA và Zalo Business là hai nền tảng khác nhau được tạo ra bởi Zalo. Zalo OA là dành cho sự cộng tác và giao tiếp chuyên nghiệp giữa các nhóm, trong khi Zalo Business là dành cho các doanh nghiệp và tổ chức để xây dựng mối quan hệ khách hàng

Zalo OA tập trung vào cộng tác nội bộ với các tính năng như chia sẻ tệp, quản lý tác vụ và trò chuyện nhóm, trong khi Zalo Business tập trung nhiều hơn vào giao tiếp khách hàng và tiếp thị với các tính năng như dịch vụ khách hàng tự động, tin nhắn phát sóng và quảng bá sản phẩm.

Zalo OA chủ yếu được sử dụng bởi các doanh nghiệp, trong khi Zalo Business phù hợp hơn cho sự tham gia của khách hàng và dịch vụ khách hàng.

2. Lợi ích khi đăng ký dùng Zalo business

2.1. Thể hiện sự chuyên nghiệp

Tài khoản Zalo được đánh dấu “doanh nghiệp” sẽ có những đặc quyền tốt hơn tài khoản không trả phí. Đồng thời, nó sẽ giúp gia tăng độ nhận diện thương hiệu của bạn.

2.2. Cập nhật tính năng cho phép tạo và gửi nhiều sản phẩm cùng lúc

Bạn được quyền tự tạo một kho sản phẩm để có thể gửi đến khách hàng, thay vì từng món sản phẩm. Từ đó, việc gửi tin nhắn đồng bộ sẽ được tối ưu hơn.

Tính năng tạo kho sản phẩm
Tính năng tạo kho sản phẩm

2.3. Giúp tiết kiệm thời gian

Việc có tài khoản Zalo Business sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí quảng cáo hơn, được tiếp cận với những khách hàng tiềm năng hiệu quả nhất. Việc duy trì kết nối với những khách hàng cũ cũng được thiết lập dễ dàng.

2.4. Chức năng tin phản hồi tự động tiện lợi

Tính năng phản hồi tự động được tích hợp trong tài khoản zalo Business sẽ giúp bạn trả lời khách hàng khi bạn vắng mặt.

3. Hướng dẫn cách tạo tài khoản business zalo

Sau khi tìm hiểu tài khoản business zalo là gì thì bạn có thể tìm hiểu cách đăng kí theo các bước như sau:

Bước 1: Các bạn mở trình duyệt và truy cập https://business.zalo.me/  rồi nhấn vào Khám phá ngay

Vào trang Business Zalo để đăng kí tài khoản
Vào trang Business Zalo để đăng kí tài khoản

Bước 2: Sau khi ấn Khám phá ngay, sẽ xuất hiện 3 gói lựa chọn cho bạn

  • Standard (sắp ra mắt)
  • Pro (được dùng thử miễn phí tới 30/8/2022)
  • Elite (sắp ra mắt)

Hiện tại, bạn chỉ có thể dùng gói Pro. Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới, tùy thuộc vào ngân sách cũng như mục đích doanh nghiệp mà bạn có thể nâng cấp gói hoặc sử dụng gói cơ bản hơn.

Tài khoản Business Zalo đã được đăng kí thành cong
Tài khoản Business Zalo đã được đăng kí thành công

Bước 3: Hoàn tất đăng kí Zalo Business Account

Tìm hiểu thêm: Các lỗi thường gặp khi sử dụng zalo – khắc phục zalo bị lỗi

4. Hướng dẫn thiết lập tài khoản business trên zalo

Khi nâng cấp tài khoản zalo lên Business thì lúc này mục cá nhân sẽ xuất hiện Công cụ kinh doanh.

Xuất hiện danh mục hồ sơ kinh doanh
Xuất hiện danh mục hồ sơ kinh doanh

Tại mục này sẽ xuất hiện những tính năng sau:

  • Hồ sơ kinh doanh: Thông tin doanh nghiệp trên tài khoản của bạn.
Thông tin doanh nghiệp
Thông tin doanh nghiệp
  • Danh mục sản phẩm: Nơi giới thiệu và giúp bạn quản lý sản phẩm mà bạn kinh doanh.
Quản lý sản phẩm
Quản lý sản phẩm
  • Tin nhắn nhanh: Đây là nơi bạn thiết lập ký tự viết tắt cho một câu nhắn dài.
Cài đặt ký tự viết tắt cho một câu nhắn dài
Cài đặt ký tự viết tắt cho một câu nhắn dài
  • Trả lời tự động: Tính năng cho phép người dùng tự động gửi tin nhắn khi nhận được tin nhắn. Bạn có thể tùy chỉnh nội dung, thời gian áp dụng và đối tượng áp dụng cho tính năng này.
Cho phép người dùng tự động gửi tin nhắn khi nhận được tin nhắn
Cho phép người dùng tự động gửi tin nhắn khi nhận được tin nhắn

Tham khảo: Cách hẹn giờ tắt máy tính cho Win 7, Win 10 tiện lợi số 1

Bài viết trên đã chia sẻ tất tần cho mọi thắc mắc về chủ để tài khoản business zalo là gì. Chuyentoantin hi vọng bạn đọc sẽ thấy bài viết trên có ích và có thể tạo được tài khoản Zalo Business