Nếu driver bàn phím quá cũ, nó có thể gây ra sự cố tương thích với hệ thống/ phần mềm, gây ra lỗi không nhận bàn phím win 10. Bạn có thể thử cập nhật phiên bản driver mới nhất để xem liệu lỗi có được khắc phục hay không.
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ Run và nhập devmgmt.msc vào ô trống, sau đó nhấn Enter để mở cửa sổ Device Manager.
Bước 2: Tại đây, bạn tìm và mở rộng mục Keyboard, sau đó click chuột phải vào Standard PS/2 Keyboard và chọn Update Driver Software.
Bước 3: Tiếp theo, click chọn tùy chọn Search automatically for updated driver software để hệ thống tự động tìm và cài đặt phiên bản driver mới nhất, đồng thời kiểm tra xem liệu lỗi bàn phím tương tự có còn xảy ra hay không.
Bước 4: Trong trường hợp tùy chọn trên không khả dụng, click chọn tùy chọn thứ hai là Browse my computer for driver software.
Bước 5: Sau đó, click chọn Let me pick from a list of device drivers on my computer.
Bước 6: Chọn driver phù hợp từ danh sách và click chọn Next.
Bước 7: Sau khi quá trình hoàn tất, đóng cửa sổ Device Manager và khởi động lại máy tính của bạn để áp dụng thay đổi.
4. Vô hiệu hóa hoặc tắt Fast Startup
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ Run, nhập Control Panel vào và nhấn Enter.
Bước 2: Tìm và click vào Hardware and Sound => Power Options.
Bước 3: Ở khung bên trái của cửa sổ, chọn Choose what the power buttons do.
Bước 4: Click chọn Change settings that are currently unavailable.
Bước 5: Tìm và bỏ chọn ô Turn on fast startup, sau đó click chọn Save Changes để lưu lại thay đổi.
Sau khi hoàn tất, khởi động lại máy tính và kiểm tra xem lỗi bàn phím đã được khắc phục hay chưa.
Tìm hiểu thêm: Cách xóa hết tin nhắn trên messenger nhanh nhất
5. Bỏ tích vào tùy chọn Cho phép máy tính tắt thiết bị này để tiết kiệm điện năng (Allow the computer to turn off this device to save power)
Bước 1: Mở Device Manager bằng cách nhấn phím Windows + R, nhập devmgmt.msc và nhấn Enter.
Bước 2: Mở rộng danh sách Universal Serial Bus controllers, sau đó chuột phải vào USB Root Hub và chọn Properties. Nếu có nhiều USB Root Hub, lặp lại thao tác này với từng thiết bị.
Bước 3: Tìm và chọn tab Power management trên cửa sổ USB Root Hub Properties.
Bước 4: Bỏ chọn tùy chọn Allow the computer to turn off this device to save power.
Bước 5: Click chọn Apply => OK và khởi động lại máy tính để áp dụng thay đổi.
6. Cài đặt lại driver bàn phím
Bước 1: Kích chuột phải vào nút Start trên thanh Taskbar và chọn Device Manager. Hoặc có thể nhấn Windows + R để mở cửa sổ Run và nhập devmgmt.msc vào đó, sau đó nhấn Enter.
Bước 2: Trong cửa sổ Device Manager, tìm và chọn mục Keyboards, sau đó kích đúp chuột phải vào Standard PS/2 Keyboard và chọn Uninstall.
Bước 3: Nếu có thông báo, hãy nhấn OK để xác nhận và tiếp tục thực hiện.
Bước 4: Khi quá trình gỡ bỏ driver hoàn tất, hãy khởi động lại máy tính để áp dụng thay đổi.
Sau đó, lỗi bàn phím Windows 10 sẽ không còn xuất hiện nữa.
7. Vệ sinh sạch sẽ bàn phím
Để gỡ bỏ những vật cản trong bàn phím, bạn có thể sử dụng một cây cọ hoặc nhíp. Phương pháp này có thể được áp dụng trên cả bàn phím laptop và máy tính để bàn.
Nếu bạn đã vệ sinh cẩn thận nhưng vẫn không thể sử dụng được, có thể thử sử dụng tay để ấn và kéo các phím từ một đầu đến đầu khác. Hãy ấn từng phím một cách tuần tự tất cả các hàng và sau đó thử sử dụng bàn phím xem có cải thiện không.
Tham khảo thêm: Lý do không gửi được tin nhắn messenger (xử lý)
8. Cài đặt lại trình điều khiển thiết bị Bluetooth
Bước 1: Nhấn phím biểu tượng Windows và X cùng lúc và chọn Device Manager.
Bước 2: Tìm thiết bị Bluetooth đang kết nối và chọn uninstall the device.
Xóa thiết bị Bluetooth
Bước 3: Nhấn Unistall để xác nhận lần nữa. Hãy để ý không tick chọn Delete the driver software for this device.
Bước 4: Khởi động lại máy tính của bạn