Cách đặt mật khẩu để bảo vệ tài khoản trực tuyến tránh khỏi nguy cơ của AI

Bảo vệ thông tin cá nhân trước sự đánh cắp của tin tặc là vấn đề quan trọng khi sử dụng tài khoản trực tuyến, và đặt mật khẩu là một trong những biện pháp quan trọng để đảm bảo an toàn cho người dùng.
17
Views

Trong xã hội số ngày càng phát triển, chúng ta có xu hướng tạo nhiều tài khoản trực tuyến, bao gồm ngân hàng, mạng xã hội, email… và tất cả những tài khoản này đều lưu trữ rất nhiều thông tin cá nhân quan trọng.

Tuy nhiên, với sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT hay Bing AI…, tin tặc có thể tận dụng công nghệ này để tìm kiếm mật khẩu của những tài khoản trực tuyến đó.

Bảo vệ thông tin cá nhân trước sự đánh cắp của tin tặc
Bảo vệ thông tin cá nhân trước sự đánh cắp của tin tặc

Xem thêm: Hướng dẫn khắc phục lỗi cuộc gọi Mess không hiển đơn giản

Để giúp người dùng bảo vệ tài khoản trực tuyến khỏi các cuộc tấn công của trí tuệ nhân tạo (AI), các chuyên gia tại Công ty An ninh mạng Home Security Heroes (Mỹ) đã đưa ra lời khuyên về cách đặt mật khẩu như sau:

Sử dụng mật khẩu có ít nhất 12 ký tự, kết hợp chữ thường, chữ hoa, số và các ký tự đặc biệt trên bàn phím (ví dụ: !, @, #, *…).

Chuyên gia tại Home Security Heroes cho biết: “Mật khẩu càng dài thì các công cụ tự động tấn công của tin tặc sẽ mất nhiều thời gian hơn để đoán ra, do đó xác suất tìm ra được mật khẩu cũng sẽ thấp hơn”.

Với mỗi tài khoản trực tuyến, người dùng nên sử dụng một mật khẩu đăng nhập khác nhau.

“Theo các chuyên gia, điều này khiến tin tặc ngay cả khi đánh cắp được mật khẩu của một tài khoản nào đó, cũng sẽ không thể dò ra và chiếm được quyền truy cập các tài khoản khác của người dùng”, giải thích tại công ty An ninh mạng Home Security Heroes (Mỹ).

Tìm hiểu thêm: Cách dùng chatgpt đơn giản và hiệu quả nhất 

Để đảm bảo an toàn cho các tài khoản trực tuyến, người dùng nên đặt mật khẩu tối thiểu 12 ký tự, kết hợp chữ thường, chữ hoa, số và các ký tự đặc biệt trên bàn phím. “Mật khẩu càng nhiều ký tự thì các công cụ tự động dò mật khẩu của tin tặc sẽ càng mất nhiều thời gian để đoán ra và xác suất tìm ra được mật khẩu cũng sẽ càng thấp”, chuyên gia tại Home Security Heroes nhấn mạnh. Nên sử dụng một mật khẩu đăng nhập khác nhau cho từng tài khoản trực tuyến để tránh tình trạng tin tặc dò tìm mật khẩu.

Ngoài ra, người dùng nên sử dụng các công cụ tạo mật khẩu ngẫu nhiên thay vì sử dụng mật khẩu dễ nhớ do mình tự đặt. Sau đó, có thể sử dụng các công cụ quản lý mật khẩu để lưu trữ các mật khẩu này. “Cách này giúp bạn sẽ không cần nhớ mật khẩu đăng nhập cụ thể của từng tài khoản trực tuyến mà chỉ cần ghi nhớ mật khẩu bảo vệ của phần mềm/ứng dụng quản lý mật khẩu”, chuyên gia bảo mật giải thích. Có rất nhiều phần mềm và ứng dụng quản lý mật khẩu được cung cấp bởi các hãng phần mềm và bảo mật uy tín.

Tìm hiểu thêm:Những trải nghiệm trò chơi di động trên Netflix đặc sắc nhất

Cuối cùng, các chuyên gia khuyên người dùng nên thay đổi mật khẩu thường xuyên, ít nhất 3 tháng một lần, để đảm bảo an toàn cho các tài khoản trực tuyến.